Xin quý vị, hãy cứu thế giới với tôi. Xin hãy giúp loài vật đang chịu đau khổ mà không có ai để nương tựa, không có ai bảo vệ họ, không có tiếng nói để lên tiếng, để kêu gào cho nỗi thống khổ của họ. Mỗi lần như thế tôi không thể chịu nổi.
Tôi đã ở trên núi tên là Dương Minh Sơn. Đó là một vườn quốc gia. Nơi đó đẹp, biệt lập. Lúc đó tôi sống trong lều. Thật lạnh, thật lạnh, thật lạnh; vô cùng, vô cùng lạnh lẽo. Và không cảm thấy như núi quá cao bởi vì mình cứ lái xe đi lên, lên, lên. Dốc từ từ lên cao, nên khi ở trên đỉnh núi, không cảm thấy như cao lắm. Một số nơi trên đỉnh núi thì bằng phẳng. Cho nên từ lâu lắm rồi, một số người có nhà trên núi này. Ngày nay họ không được phép xây nữa, dĩ nhiên, vì nơi đó đã thành vườn quốc gia. Trên đỉnh trở nên thật bằng phẳng. Tôi có một cái gọi là căn nhà nhỏ trên núi Dương Minh Sơn. Và phải đi bộ một chặng đường rất dài, lái xe lên đến đỉnh rồi, mà còn phải đi bộ lên nhiều bậc nữa. Tôi không biết bao nhiêu ngàn bậc hoặc tối thiểu hàng trăm bậc. Và sau đó lại đi bộ, leo lên bậc và đi bộ nữa. Tôi không nhớ bao lâu. Có lẽ ít nhất cần… Có ai nhớ bao lâu không? ( Dạ 20 phút. ) 20 phút. Từ dưới đó. Từ mái đại sảnh của quý vị. Cần 20 phút nếu quý vị đi bộ. Nếu tôi đi bộ, sẽ cần ít nhất 40 phút. Tôi vừa hỏi đồng tu người Đài Loan (Formosa). Anh ta nói với tôi là mất 20 phút. Nhưng đã ở trên đỉnh rồi, mà vẫn cần 20 phút nữa để đi bộ lên. Tôi nói đối với anh ấy là 20 phút. Với tôi, có thể là 30, 40 phút hoặc một tiếng. Có một phụ tá của tôi nói là một tiếng bởi vì cô ấy đi bộ, rồi thỉnh thoảng cô ấy phải nghỉ chân.
Ở đó thật sự không có gì, chỉ là mảnh đất lớn bằng phẳng, nhưng đủ lớn cho tôi. Họ còn có một rừng trúc trên đó, [đất] phẳng. Và người Đài Loan (Formosa), người Đài Bắc, các đệ tử, làm tôi ngạc nhiên với loại nhà lục giác, và phòng ngủ ẩn ở trên cùng. Và ở tầng dưới, cũng lớn… lớn đủ cho tôi, dĩ nhiên. Tôi là người nhỏ nhắn, nên bất cứ gì họ xây đều lớn [với tôi]. Nó như một nhà chòi. Đôi khi quý vị thấy trong một số chương trình nấu ăn của tôi, mà họ chiếu, hay một số chương trình họ chiếu nơi tôi vẽ tranh trong nhà chòi đó. Và trên cùng, có một phòng ngủ, nhỏ. Và họ còn làm hệ thống phun nước trên mái, bởi vì họ rất có tình thương. Một đồng tu nam, đã sang Úc định cư với gia đình rồi. Nhưng anh ấy xây nhà chòi đó với các đồng tu khác từ Đài Bắc, hoặc các [vùng] khác nữa. Nhưng chủ yếu là anh ấy. Anh là thợ xây, nên anh xây nhà đó.
Họ làm một hệ thống phun nước trên mái bởi vì có lần họ nghe tôi nói tôi thích mưa. Nên đó là hệ thống mưa thần kỳ của anh ấy làm cho tôi. Nó cũng làm mát mái nhà vào mùa hè. Cho nên, chúng tôi không có máy lạnh hay gì cả. Tôi không nhớ là có. Chỉ có một cái quạt, và tôi nấu ăn trong chòi. Nhà chòi trống rỗng; không có cửa lưới, không cửa, không gì hết. Và tôi nhớ có rất nhiều muỗi trong khu rừng trúc này, nhưng họ không bao giờ đụng tới tôi, không bao giờ. Tôi không nhớ có phụ tá nào gần tôi mà bị muỗi cắn bao giờ, nhưng tôi có thấy muỗi. Ôi chao! Nhiều đàn muỗi, dày đặc, các đàn muỗi dày đặc tại những nơi khác nhau trong khu rừng trúc. Tôi thấy có. Nhưng tôi chỉ thấy vài lần vì tôi không để ý tới họ, vì muỗi không làm phiền tôi. Thật buồn cười. Ngày nay, trong thành thị mà họ cũng cắn tôi, bất kỳ nơi đâu. Thật buồn cười. Không biết máu của tôi có trở nên ngọt hơn hay là nghiệp của tôi trở nên thu hút hơn. Có thể cả hai.
Tôi thật sự thích nơi đó lắm. Trước kia khi lên đó, tôi không có nhiều đệ tử lắm. Tôi làm việc cho người tị nạn từ nơi đó và rồi đi xuống. Thành ra tôi phải rời khỏi nơi đó. Tôi không bao giờ muốn rời khỏi nơi đó. Tôi cảm thấy như mình đã xả bỏ quá nhiều mọi thứ trên thế gian rồi, xả bỏ bất cứ gì tôi muốn. Đó là nhà chòi rất đơn giản; chỉ có một phòng ngủ. Tôi không nhớ có giường không, chỉ ngủ trên sàn. Và họ có gắn nước, cả điện nữa. Tin được không?
Những người thần kỳ, nhóm người này. Tôi nhớ vậy. Anh ấy là thợ xây cất. Anh ấy là người khá giả có gia đình. Họ không thể cúng dường tôi tiền, tôi không nhận, nên họ đi lên đó. Nơi đó là đất tư nhân, tôi nghĩ vậy. Tôi không nhớ đã hỏi. Tôi đoán đó là đất tư nhân bởi vì có trúc mọc. Có một rừng lớn trong đó, và cũng có các cây ăn trái khác. Đây là thời xưa, khi người ta đã [sở hữu] đất đó rồi, trước khi núi trở thành vườn quốc gia. Và dĩ nhiên, chính phủ vẫn cho phép họ tiếp tục canh tác hay trồng cây hoặc xây một nhà chòi nhỏ. Họ không thể xây nhà lớn, bằng bê tông và xi-măng này nọ, nhưng một chòi gỗ nhỏ thì được. Ngày nay, tôi nghe nói đã lâu rồi những cơn gió lốc gây thiệt hại một số nơi, và họ muốn đi lên đó để sửa chữa. Nhưng tôi nói: “Để làm gì? Nơi đó rất xa. Rất khó mang vật liệu này nọ, thôi quên đi”. Tôi không nghĩ tôi lại được diễm phúc sống ở đó nữa đâu, vì vậy tôi chỉ không muốn họ lãng phí thời gian. Hãy dùng nơi đó để thiền, tôi nói với họ như vậy. Không biết trong thời gian qua, họ có lẻn lên và sửa chữa lại hay không, để làm một kỷ vật. Cho các thế hệ sau này, khi tôi đã qua đời rồi, thì có lẽ họ sẽ bán vé để lên đó, tham quan. “Nơi đây, Sư Phụ Thanh Hải, Ngài đã từng sống trước kia. Nhìn kìa, đây là giày của Ngài, và đó là nơi Ngài nấu ăn”. Đó là những gì họ làm với nhà hay nơi cư ngụ của người quá cố. Tôi nghĩ có lẽ có đám đông người đi lên những bậc thang hiểm trở này và một chặng đường leo núi dài, rồi tỏ lòng thành kính hay chụp ảnh hoặc chạm chỗ này, chạm chỗ kia để được gia trì. Có lẽ họ sẽ đúc tượng của tôi đứng ở giữa phòng hay gì đó, chào đón du khách. Đó là 20 phút đi bộ từ trên đỉnh núi, nơi quý vị đã đậu xe ở xa vì xe của quý vị không chạy lên được. Và quý vị phải leo lên nhiều bậc rồi. Và rồi quý vị có thể tiếp tục đi xa hơn.
Tôi đã từng có một nhà kho nhỏ ở đó, mỗi bề 2 mét. Họ dùng một số tấm kim loại để che xung quanh, chỉ bọc xung quanh rồi đặt cái mái lên. Tôi từng sống ở đó bên cạnh một dòng suối. Ở đó có một dòng suối. Đó là điều tôi thích nơi đó. Lúc đó tôi không có nhiều tiền lắm. Và rồi chúng tôi mua nơi đó, mượn một số tiền từ một đồng tu. Tôi trả lại rồi, dù anh ấy không muốn nhận, nhưng tôi trả lại. Tôi nói: “Tôi không nhận bất cứ gì, vậy làm ơn nhận đi”. Không nhiều lắm. Mua chỗ nhỏ đó tốn rất ít tiền. Và chúng tôi không được phép xây bất cứ gì, nên chỉ vài tấm kim loại bằng cách nào đó họ gắn lại với nhau để làm thành một phòng hình vuông. Và vài tấm bên trên, dễ dỡ bỏ bất cứ lúc nào. Rồi chúng tôi có một lều lớn, làm nó thành lều vải với những cọc tre, bất cứ gì chúng tôi có. Thậm chí lúc đó, chúng tôi đã làm việc rồi.
Chúng tôi là một nhóm nhỏ nhưng đã làm việc rồi. Chúng tôi phân phát tờ rơi hoặc tờ thông tin nhỏ cho mọi người hay cho đệ tử, để họ tiếp tục nghiên cứu giáo lý và tiếp tục có cảm hứng và được khích lệ để thiền, và giữ (lối ăn) thuần chay. Lúc bấy giờ, là trường chay. Tôi không bao giờ uống sữa, và tôi chưa bao giờ nghĩ sữa là món không tốt. Sau này, tôi thấy việc nuôi giữ bò trong những chuồng nhỏ không thể nào cựa quậy, và bị xích lại này nọ thảm khốc làm sao, tàn nhẫn thế nào, vô nhân đạo ra sao. Ôi Trời ơi! Sau đó tôi không cho họ uống sữa nữa, mặc dù sữa có thể được coi là chay. Nó không phải là sát sinh, tuy nhiên, cách họ đối xử với bò quá vô nhân đạo. Không giống như cách tôi thấy ở nước tôi. Âu Lạc (Việt Nam), chúng tôi không làm vậy. Trâu bò chỉ đi lang thang quanh cánh đồng. Và có lẽ họ giúp với công việc nặng nhọc, chở đồ cho nông phu hoặc cày ruộng trong mùa [cày cấy], thỉnh thoảng trong mùa [cày cấy]. Họ có chuồng riêng của họ. Họ đi vào đó, và đi ra vào buổi sáng với người chăn bò và rồi đi ăn cỏ. Hầu như là nhàn nhã và được ăn uống đầy đủ, được chăm sóc tốt, bởi vì nông phu ở một số vùng nông thôn phụ thuộc vào trâu bò, nên nông phu đối xử với họ rất tốt. Không bao giờ đánh đập hoặc cưỡng ép gì cả. Tôi không thấy điều đó.
Và khi còn ở Ấn Độ, tôi thấy bò chạy khắp nơi, như người. Và nếu trâu hay bò tình cờ ngủ trưa giữa đường hoặc ngay cả trên xa lộ, tất cả xe đều dừng lại. Quý vị biết điều đó, phải không? Dù quý vị không thấy [tận mắt], thì cũng thấy trong phim. Chính mắt tôi trông thấy. Ở Ấn Độ, đi đâu tôi cũng thấy bò được tôn kính và thương yêu, như người. Họ còn chạm vào chân bò hoặc chạm phía sau bò, và rồi để tay lên trán như biểu hiện của lòng tôn kính. Bởi vì tại Ấn Độ, theo Ấn Độ giáo, bò là thánh thiện. Họ cho trẻ em sữa. Thời đó chúng ta không có nhiều điều kiện hoặc lựa chọn thay thế, nên bò cho nhiều trẻ em sữa và nuôi lớn các em. Vì vậy, người ta coi bò như mẹ nuôi, như người mẹ thứ hai tại Ấn Độ. Và ngày nay họ vẫn còn làm vậy. Khi tôi ở đó, họ làm vậy. Và họ cũng nuôi bò với bất cứ gì họ có. Đôi khi họ có rau dư thừa, họ chỉ vứt ra đường. Bò ăn những thứ đó. Và bò rất tự do đi lang thang bất kỳ đâu. Và mọi người phải nhường đường cho bò, chứ không phải bò nhường người. Tất cả xe đều dừng lại cho tới khi bò nghỉ ngơi xong, đứng dậy vươn vai và thong thả bước vào đồng cỏ bên cạnh hay cạnh đường và ăn cỏ quanh đó, hoặc nằm ở đó. Đó là cảnh tôi đã thấy.
Vì vậy, tôi không bao giờ nghĩ sữa có thể là thứ gì có hại. Ngoài ra, tôi nghiên cứu Phật giáo trước đây. Khi Đức Phật mới xuất định, Ngài rất yếu bởi vì Ngài theo kiểu tu hành khổ hạnh mà Ngài học từ người khác. Họ nói họ phải thật sự tự nhịn đói và không ăn, không uống như vậy. Chỉ thiền, và rồi họ sẽ đạt Niết Bàn. Sau này, Đức Phật nhận ra rằng kiểu tu đó là sai. Rồi Ngài xuất định và người đầu tiên Ngài gặp là một phụ nữ đã cúng dường Ngài một chút sữa để uống. Nhờ đó mà Ngài lấy lại sức khỏe, và Ngài tiếp tục đi tu học thêm. Vì vậy mà tôi nghĩ sữa không sao. Nhưng sau này, khi tôi thấy ngành chăn nuôi của thời hiện đại thật vô nhân đạo, thật ác độc, thật kinh hoàng, thật dã man, thì dĩ nhiên, chúng ta không uống sữa nữa. Nếu bất cứ ai trong quý vị vẫn chưa hiểu, thì cần phải xem những phim này; “Dominion”, xem phim của PETA, xem “Earthlings” , xem “Cowspiracy”. Dù sao chúng tôi quảng cáo miễn phí các phim này trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Và quý vị cũng có thể xem trên Netflix. Tất cả những phim tương tự này về sự lạm dụng, mức độ tàn ác, mức độ ngược đãi mà người ta gây ra cho loài vật hiền hòa, vô tội, bất lực, không có khả năng tự vệ. Hãy cho bạn bè của quý vị xem. Cùng xem với họ, dù là quý vị sẽ khóc. Và quý vị sẽ hét lên thật to khi nhìn thấy sự đau khổ của họ, nhưng quý vị hãy xem với bạn bè của mình. Những người vẫn còn ăn thịt và uống rượu, ngay cả uống rượu mà lái xe, này nọ. Quý vị cho họ xem tất cả các hậu quả này. Tôi biết là kinh hoàng. Thậm chí không thể xem mà không la hét. Đôi khi tôi phải xem thành nhiều phần để xong cuốn phim, để tôi có thể nói với quý vị. Để tôi có thể bảo họ quảng cáo trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Chúng ta không quảng cáo toàn bộ điều khủng khiếp, bởi vì nó là quá mẫn cảm cho trẻ em. Nhưng chúng ta quảng cáo phim của họ, tựa đề bộ phim, để mọi người có thể tự tìm và xem, để quý vị có thể cho người khác xem trong khả năng của mình. Đừng chỉ dựa vào một mình tôi. Đừng chỉ dựa vào Truyền Hình Vô Thượng Sư thôi. Bởi vì ở một số nơi, người ta không biết truyền hình của mình hiện hữu. Đừng dựa vào chúng tôi, đừng dựa vào một mình tôi để cứu thế giới này. Quý vị cứu thế giới này với tôi, nhé? (Dạ vâng ạ.)
Tôi đã nói với quý vị rằng 53% đến từ Lực lượng Minh Sư, qua bài giảng và qua những điều Ngài đặt vào người dẫn chương trình, qua sự gia trì của các vị Thiên Đế với nhau. Đó là cách Truyền Hình Vô Thượng Sư gia trì thế giới. Nhưng mỗi giọt nước đều có giá trị trong đại dương. Mỗi giọt nước tạo nên đại dương. Vì thế, xin quý vị, hãy cứu thế giới với tôi. Xin hãy giúp loài vật đang chịu đau khổ mà không có ai để nương tựa, không có ai bảo vệ họ, không thể tự lên tiếng, để kêu gào cho nỗi thống khổ của họ. Mỗi lần như thế tôi không thể chịu nổi. Rất nhiều lần tôi phải khóa khả năng nhận biết của mình lại; nếu không, tôi sẽ khóc cả ngày và đau khổ quá nhiều, vì biết được sự đau đớn của loài vật.
Tôi phải chặn bằng cách nào đó; bằng không, tôi không thể hoạt động, không thể làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư; không thể làm việc cho quý vị; không thể làm việc cho thế giới. Tôi phải mạnh mẽ và cứng rắn. Nhưng không thể lúc nào cũng cứng rắn. Trong góc phòng của tôi, hang động của tôi, một mình, tôi khóc nhiều lần, chỉ để giải tỏa phần nào nỗi đau khổ của mình. Tôi chỉ tự nhiên khóc không suy nghĩ, thậm chí không biết là mình khóc. Xin hãy giúp đỡ. Giúp bằng mọi cách có thể. Hãy cho bạn bè quý vị thấy những việc làm khủng khiếp của ngành chăn nuôi; cách mà chúng ta, nhân loại, đã mất đi nhân tính, mất đi phẩm chất con người, mất đi lòng từ bi, mất đi sự cảm thông của mình. Nếu mất tình thương, thì chúng ta mất hết tất cả.