Trong bài hát đó, nhạc sĩ sáng tác kể câu chuyện về một nàng công chúa và người thương của cô. Và cũng nhắc đến phần đó của câu chuyện: vị tướng quân, vị tướng chỉ huy quân đội nói: “Tôi đi từ ải Nam Quan”. Sau vài ngàn năm lẻ, kể từ ngày gia tộc chia đôi, một nhóm đã vượt núi, băng rừng mà lập nghiệp, lập quốc, lập biên ải, gần biên giới của những nước khác.
Thân thể này thật tệ. Khi không ở bên quý vị, tôi không bao giờ bị cảm lạnh, trong nhiều năm. Mỗi mùa đông, mùa hè – đều như nhau. Tôi quên rằng tôi có thể bị cảm lạnh lại. Bởi vì lúc đó tôi có đủ thời gian để bình phục. Dù chỉ sổ mũi một chút, hoặc ho này nọ, cũng chỉ một ngày là khỏi. Bây giờ, tôi không có đủ thời gian.
Quý vị có xem Truyền Hình Vô Thượng Sư không? Quý vị thấy người Mông Cổ, khi họ nói chuyện... Và người Jerusalem (Israel) cũng giống vậy. Người Do Thái. Ba chủng tộc đó có lẽ có cùng một tổ tiên hoặc gì đó. Họ nói (cách) giống hệt nhau. Họ nói… họ [nói] tương tự. Âm thanh… Phải không? Đúng thế. Ừ. Tôi biết. Nhiều lúc tôi cũng ngạc nhiên, sao ba quốc gia cách nhau xa vậy mà tiếng nói lại giống nhau đến thế. Rất dễ thương. Rất dễ thương. Phải không? Ờ. Thật vậy. Tôi không cố ý cười nhạo họ. Thật sự là như thế. Quý vị nghe thấy ba âm thanh.
Và một ngày nọ, vào Ngày Lễ Mẹ, có nhớ là có một người Kurd và một người Iran đã lên sân khấu để phát biểu. Và cô ấy nói cô ấy đến từ Úc, nên chúng tôi không biết trước, nhưng ngay lập tức tôi nhận ra đó là tiếng Iran, tiếng Ba Tư, bởi vì mọi thứ đều… Mọi thứ đều “O-, o-, o-”. Rất nhiều tiếng “Ko-, ko-,” trong cổ họng. Phải không? (Dạ đúng.) Mình nhận ra ngay. Nên tôi nói đùa với cô ấy, tôi nói: “Ồ, nghe giống tiếng Do Thái”. Trái ngược hẳn với ngôn ngữ của họ. Tiếng Do Thái và tiếng Ba Tư không thực sự có nhiều điểm chung. Đó chỉ là nói đùa cho vui thôi. Phải, người Ba Tư họ luôn nói… Phải không? Cũng giống như người Ý, mọi thứ đều… “I-, i-. A-, a-”. Thật buồn cười, cái gì đó như… chúng ta nói “sentiment”, thì họ nói là sentimenti. Còn gì nữa? Tôi quên rồi. Mọi thứ đều là ‘spaghett-i, pizz-a”. Ừ, quý vị có thể nhận ra điều đó; một số ngôn ngữ, sau một thời gian, quý vị nhận biết ngay lập tức. Hoặc tiếng Hy Lạp, quý vị sẽ biết liền.
Thật buồn cười. Sao chúng ta ai cũng trông giống nhau? Giống nhau, rất nhiều – mũi ở phía trước, và hai mắt, hai tai cũng vậy, nhưng chúng ta lại nói ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Ngay cả người Âu Lạc (Việt Nam) cũng nói những giọng khác nhau. Nhưng chúng tôi hiểu nhau, cảm tạ Thượng Đế. Vậy mà vẫn có chiến tranh, tưởng tượng coi? Tưởng tượng coi? Thảo nào thế giới luôn có chiến tranh [xảy ra] chỗ này chỗ nọ. Nói cùng một ngôn ngữ như Đại Hàn, Bắc và Nam Hàn, vẫn căng thẳng. Vẫn căng thẳng. Và miền Bắc và miền Nam Âu Lạc (Việt Nam) trước kia – bùm, bùm, bùm. Cùng ngôn ngữ, cùng tổ tiên.
Tương truyền rằng chúng tôi có cha rồng, mẹ tiên. Rồng thì sống dưới nước, còn tiên thì ở trên trời. Nhưng thế nào đó, họ gặp nhau và kết hôn, chuyện thường tình. Và rồi, người mẹ tiên hạ sinh được 100 trứng. Rồi 100 trứng nở ra 100 con. Sau một thời gian, như nhiều cuộc hôn nhân khác, họ nói: “sayonara (tạm biệt)”. Người chồng rồng có lẽ tìm được vợ tiên khác. Không biết nữa. Lịch sử không nói như vậy. Nhưng ông ấy nói: “Thôi, ta là nòi rồng, còn nàng là giống tiên. Chúng ta không thể ở bên nhau”. Họ đã ở bên nhau rồi mà. Thậm chí còn có 100 người con. Rồi bây giờ nói, có lẽ ông ấy đã thấy đủ rồi, có thể hôn nhân khó khăn sau 3 năm hoặc sau 7 năm, ông ấy nói: “Ồ, chúng ta không thể sống với nhau. Cho nên nàng hãy dẫn 50 người con đi xuống đồng bằng” hoặc lên núi, tôi quên mất nhóm nào đi đâu, còn ông dẫn 50 người con còn lại. 50 người con đi với người cha, tôi đoán có lẽ đi xuống đồng bằng, vì ở đó họ có nhiều nước hơn. Còn người mẹ tiên cùng 50 người con khác đi lên núi. Thành ra có một bài hát, quý vị đã nghe vào Ngày Giáng Sinh. Tôi đã gửi cho đội ngũ (Truyền Hình Vô Thượng Sư). Quý vị đã nghe bài hát đó chưa? Tôi đi từ ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ. Chưa xem? (Dạ rồi.) Xem rồi? Bao nhiêu người đã xem, giơ tay lên. Có bao nhiêu người đã xem? Biết không, bản hip-hop mà đội ngũ đã gửi tặng tôi, sau đó tôi gửi tặng lại họ bản này. Trong bài hát đó, nhạc sĩ sáng tác kể câu chuyện về một nàng công chúa và người thương của cô. Và cũng nhắc đến phần đó của câu chuyện: vị tướng quân, vị tướng chỉ huy quân đội nói: “Tôi đi từ ải Nam Quan”. Sau vài ngàn năm lẻ, kể từ ngày gia tộc chia đôi, một nhóm đã vượt núi, băng rừng mà lập nghiệp, lập quốc, lập biên ải, gần biên giới của những nước khác. Nghĩa là họ đã lập quốc gia riêng, trong biên giới của chính họ, không có biên giới của các quốc gia khác. Còn 50 người con kia thì đi về phía biển, gần biển. Họ lập nghiệp ở đồng bằng. Và ý chàng [tướng quân] là chàng xuất thân từ hậu duệ đó, dòng dõi đó.
Nhưng giờ đây chàng hộ tống công chúa đi suốt từ ải Nam Quan, nghĩa là tận phương Bắc. Ngày xưa đất nước Âu Lạc (Việt Nam) không phải dài như bây giờ. Và rồi chàng hộ tống công chúa, dù yêu nhau nhưng nàng phải hy sinh, để chiến tranh kết thúc và hòa bình trở lại với Âu Lạc (Việt Nam), và đất nước đó tên là Chăm Pa. Nhưng tướng quân yêu công chúa, và đau lòng hơn nữa là chàng phải đưa công chúa đến với người đàn ông kia. Và chàng nhớ đến khoảng thời gian chia cắt trong cùng một gia tộc trước đây. Vì vậy, chàng nói: “Sau vài ngàn năm, có một sự chia cắt khác”. Chàng nghĩ nó cũng trọng đại, cũng thiên sử như thời xưa đó. Vì nỗi đau thương của chàng. Dĩ nhiên, nó trọng đại như vậy, chàng cảm thấy như thế.
Và sau đó chàng hộ tống công chúa đến đó, và ngay cả gió cũng giúp đưa nàng đến đất nước khác, với bài hát khác, ngôn ngữ khác, và xa lạ với trái tim chàng và trái tim nàng, đại khái như vậy. Chàng nói chàng nhớ lúc trước chàng đi với nàng, nhưng không phải như thế. Chàng đi theo nàng và họ ở bên nhau, nhưng họ đi ra ngoài để tạo ra một con đường bí mật hầu đương đầu với kẻ thù vào thời điểm đó. Còn bây giờ, là con đường khác. Bây giờ chàng thực hiện một nhiệm vụ khác. Nó khác với trước đây. Trước đây nó cao thượng hơn. Họ cùng đồng hành và nghĩ về cách để bảo vệ Âu Lạc (Việt Nam) lúc bấy giờ. Còn bây giờ thì khác. Nàng sẽ đến quốc gia khác vì hòa bình, và dùng sắc đẹp của nàng cũng để đổi lấy sự mở mang bờ cõi. Không chỉ hòa bình, mà họ còn tặng sính lễ – hai tỉnh lớn để đổi lấy cuộc hôn nhân của nàng. Vì vậy, sau đó...
Nếu mệt mỏi, thì có thể đi, nha cưng. Chúng ta già rồi, nên mau mệt lắm, tôi biết điều đó. Tôi luôn bị mệt như vậy. Tôi cứ phải đi rửa mặt hoặc đi tập thể dục, hoặc làm những thứ vớ vẩn; lộn ngược đầu xuống đất, trong ra ngoài – làm mấy thứ vớ vẩn. Rồi tỉnh táo lại, đi làm việc. Chứ không có cách nào khác. Nếu gục xuống ngủ, tôi có thể ngủ cả ngày, cả đêm. Phải, lúc nào cũng có thể ngủ. Đừng hỏi tôi ngủ kiểu gì. Lúc nào cũng có thể - cả ngày, cả đêm. Không cần ăn uống. Nếu có thể ngủ, tôi sẽ ngủ một mạch an bình, như gấu ngủ mùa đông.
Đó là một bài hát rất cao cả, một sự hy sinh cao thượng. Và sau đó, khi vua của đất nước đó qua đời… Nó miêu tả cảm xúc của tướng quân, khi chàng cưỡi ngựa cùng công chúa đến đất nước khác. Nói rằng, chàng nhìn hai bên đường nhà cửa đẹp đẽ và gia đình hạnh phúc. Trông thật đáng yêu và ấm cúng. Nhưng đã bao lần những ngôi nhà ấy bị hoang tàn, tiêu điều, đổ nát vì chiến tranh. Và rồi rêu xanh mọc trên mái nhà, thay vì mái ngói đỏ. Đó là những điều chàng nói. Chàng nói với người yêu tất cả những điều này. Hoặc có thể chàng thầm nhủ với chính mình, trong lòng chàng thôi. Và khi tướng quân nói như thế, chàng luôn gọi công chúa là: “Ôi người thương của ta”, thế này thế kia thế đó. Nhưng tôi không chắc chàng có nói trực tiếp với nàng hay không, vì địa vị của chàng và địa vị của nàng. Chàng chỉ là một vệ sĩ – âm thầm và suy nghĩ những điều này một mình. Và sau đó chàng nói, khi đi trên con đường này, con đường quốc lộ chính; vào thời điểm đó, họ gọi là “Con Đường Cái Quan”. Bởi vì chàng phải đưa công chúa sang một đất nước khác, dường như là một sự bại trận đối với chàng. Vì vậy chàng nghĩ đến thời chàng đã chiến thắng quân xâm lược Trung Quốc. Chàng nghĩ về tất cả những điều đó. Còn bây giờ chàng đi ở đây, cùng một con đường, cùng một con đường xương máu. Chàng nghĩ đến lịch sử mà lòng thấy nghẹn ngào, bùi ngùi. Đó là lần duy nhất chàng than thở. Phần còn lại, chàng chỉ nói: “Được, ta sẽ đi theo nàng vì hòa bình”. Để trăm họ được hòa bình ấm no, và sống cuộc đời có phẩm giá.
Đó là một bài hát rất buồn, nhưng lại hát rất hay. Hát mà làm quý vị có thể tưởng tượng ra chiếc xe ngựa đang chạy và chú ngựa phi nước đại bên cạnh. Sau này, vì ông vua đó qua đời, tôi không chắc có quên chi tiết nào không, nhưng thôi kệ. Vua băng hà, theo truyền thống nước đó, hoàng hậu và các phi tần phải bị thiêu sống, chết cùng vua. Ở Ấn Độ ngày xưa cũng vậy, vì họ hiểu sai một từ duy nhất. Sau đó, nhiều phụ nữ Ấn Độ chết, nhất là phụ nữ hoàng gia chết trong lửa, bị thiêu sống, để tỏ lòng chung thủy của họ với vua, hoặc với bất cứ ai giàu có lúc đó. Lẽ ra phải là người vợ cả và mấy người vợ khác đứng “trước” ngọn lửa, tưởng nhớ và kính trọng vị vua đã khuất của mình, nhưng chữ “trước”, nó bị xóa hoặc bị bỏ đi hoặc lãng quên. Vì vậy, thay vì đứng “trước” ngọn lửa, nó trở thành đứng “trong” ngọn lửa để tưởng nhớ vua và tỏ lòng chung thủy, và nói vớ vẩn gì đó – cho một xác chết.