Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ðệ Tử Chân Chính Không Sợ Cũng Không Hy Vọng, Phần 2/4

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Quý vị xem, đa số những tôn giáo chính thức thời đó không giảng dạy như vậy, vì Minh Sư đã đi rồi, nên không có sự kết nối với Thượng Ðế nữa. Rồi, đệ tử Sikh giáo nói: “Tôi câu thông với Thượng Ðế”. Hoặc họ nói: “Hãy đến với Đạo Sư của tôi, anh sẽ được câu thông trực tiếp với Thượng Ðế”. Thì dĩ nhiên họ đâu chịu nổi. Sao có thể được? Vì đã lâu lắm rồi, từ khi đức giáo chủ của họ qua đời, không ai truyền xuống sự câu thông trực tiếp với Thượng Ðế nữa. Nên, họ chỉ đọc giáo lý của các vị Tiên Tri hồi xưa rồi tuyên bố rằng đó là một tôn giáo.

Truyện này nói về một cậu bé thuộc truyền thống Sikh giáo, đạo Sikh thời đó, và nói về đức tin không hề dao động của cậu bé. Như quý vị biết, nhiều Đạo Sư Sikh giáo đã bị chính quyền thời bấy giờ hãm hại bởi vì hiểu lầm, dĩ nhiên, hoặc có lẽ vì sự hung hãn của dòng tôn giáo chính thức thời bấy giờ. Nên họ khủng bố các Ngài rất nhiều, cũng như khủng bố đệ tử của các Ngài. Và một số đệ tử thậm chí phải dùng vũ khí để bảo vệ gia đình họ này nọ, giống như dòng Hồi giáo thời xưa – tương tự. Một chuyện rất tồi tệ đã xảy ra cho họ. Truyện này nói về một cậu con trai tin đạo Sikh thời đó và tin Đạo Sư của cậu.

“Bên Ấn Ðộ, thời vua Farrukhsiyar, nhà vua chống lại những người đạo Sikh ở Punjab”. Tôi có nói rồi, nhà vua không thuộc tôn giáo này thì cũng thuộc tôn giáo kia. Và rồi, nếu có ai thuyết giảng điều gì khác, mà không từ trong sách, thì nhà vua nghĩ ông ta có quyền tiêu diệt người “ngoại đạo” đó, những người không tin vào [tôn giáo] vua tin. Luôn luôn xảy ra như vậy, và đó là chuyện rất đáng buồn. Bởi vì người nào cũng nghĩ mình tin nơi Thượng Ðế, nhưng rồi nhân danh Thượng Ðế, họ lại giết lẫn nhau – ý tôi là thời bấy giờ. Tất cả những người đánh nhau vì tín ngưỡng, họ thường hay làm vậy vì cùng một Thượng Ðế – biết không, cùng cái bánh táo đó. Chỉ là người này nướng bánh ăn, người kia cả ngày đọc công thức. Và rồi chống lại người ăn bánh vì trước giờ họ chưa bao giờ nếm bánh. Là như thế đó. Rồi.

Thành ra “Vua Farrukhsiyar chống đối những người theo đạo Sikh ở Punjab, hy vọng loại bỏ hết tất cả những người này ra khỏi vương quốc của ông”. Tin nổi không? Ông ta thật sự muốn tiêu diệt hết tất cả những người này. “Ông ra lệnh cho quân lính, ngay cả những thường dân, rằng bắt được người đạo Sikh nào là chém đầu liền lập tức”. Ôi, quý vị thấy tàn bạo đến thế đó, cứ nhân danh tôn giáo vậy đó. Dĩ nhiên làm vua – ông ta rất có quyền hành. Vua là người có thể chặt đầu ai bất cứ lúc nào ông muốn thời đó. Cho nên, nếu vua không khai ngộ, vả lại còn cuồng tín, thì dĩ nhiên, chao ôi, chao ôi, chao ôi! Quý vị có thể tưởng tượng khó khăn thế nào cho các Đạo Sư Sikh giáo và những đệ tử của các Ngài sống sót thời bấy giờ. Nhưng đức tin luôn luôn thắng, và dù khó khăn tới mức nào, người ta vẫn luôn luôn tin tưởng và theo những vị Minh Sư đó – Sikh hay là (Chúa) Giê-Su, hoặc Đức Tiên Tri Muhammad, Bình An Ở Cùng Ngài, Đức Phật, v.v... Không gì có thể ngăn cản được họ. Không gì cả.

“Vua này hứa thưởng 200 rupi cho người nào mang đầu của một người đạo Sikh đến”. Ôi, thật kinh khủng! Đây giống như hồi săn lùng-phù thủy thời trung cổ. Nguy hiểm vô cùng bởi vì người ta có thể chặt đầu đại người nào đó nếu họ muốn, rồi dâng đầu lên cho vua, nói: “Người này đạo Sikh”. Sao có thể chứng minh được? Dĩ nhiên, người Sikh giáo thời đó có dấu hiệu riêng. Họ có vòng đeo tay, có cái lược, có khăn quấn đầu, có quần ngắn. Không biết còn gì nữa không; quên rồi. Họ có năm thứ. (Cây gươm.) Cây gươm. Gươm nữa hả? (Dạ.) Ừ, còn gì nữa? Vậy thôi hả? Vòng đeo tay, khăn quấn đầu, lược… (Quần ngắn.) quần ngắn và cây gươm.

Cây gươm, có lẽ vậy, vì thời đó họ phải tự vệ, chứ không phải có ý định giết người, nhưng chỉ như: “Tôi cũng có vũ khí đây, nghĩ lại đi trước khi anh giết tôi”. Đại khái vậy, hay là “Nghĩ lại đi, trước khi làm hại tôi”. Tôi nghĩ chỉ là để tự vệ thôi. Thời Đức Tiên Tri Muhammad, Bình An Ở Cùng Ngài, cũng giống vậy. Đức Tiên Tri (Bình An Ở Cùng Ngài) không bao giờ dạy đệ tử ra ngoài đánh nhau với ai cả, nhưng họ phải bảo vệ con cái, người thân của họ. Họ phải có gì đó ít ra cho địch thủ trông thấy: “Tôi cũng có đây, nên một trong hai ta sẽ bị thương”. “Có lẽ tôi sẽ bị thương nhưng anh cũng sẽ bị thương, vậy có lẽ hãy để chúng tôi yên”. Ðại khái vậy. Họ hy vọng như vậy. Họ hy vọng.

Rồi, “Thật chẳng may là một hôm quân của vua ở Punjab bắt được gần 500 người Sikh giáo...” Ôi Trời ơi! Số người mà chúng ta đang có ở đây. Thử tưởng tượng tất cả quý vị bị chém đầu thời đó? Thật khủng khiếp! “...họ đang trốn trong rừng”. Họ đã vào rừng trốn rồi. Thế mà vẫn bị quân của vua tới đó lùng bắt họ. Đây là điều khủng khiếp về sự cuồng tín. Nếu họ có làm gì sai quấy thì còn được, đằng này họ đâu có làm gì. Ðạo Sikh thì cũng như mọi tôn giáo khác bấy giờ thôi – dạy điều công chính, ăn chay, câu thông với Thượng Ðế. Nhưng đó mới là vấn đề.

Quý vị xem, đa số những tôn giáo chính thức thời đó không giảng dạy như vậy, vì Minh Sư đã đi rồi, nên không có sự kết nối với Thượng Ðế nữa. Rồi, đệ tử Sikh giáo nói: “Tôi câu thông với Thượng Ðế”. Hoặc họ nói: “Hãy đến với Đạo Sư của tôi, anh sẽ được câu thông trực tiếp với Thượng Ðế”. Thì dĩ nhiên họ đâu chịu nổi. Sao có thể được? Vì đã lâu lắm rồi, từ khi đức giáo chủ của họ (qua đời), không ai truyền xuống sự câu thông trực tiếp với Thượng Ðế nữa. Nên, họ chỉ đọc giáo lý của các vị Tiên Tri hồi xưa rồi tuyên bố rằng đó là một tôn giáo. Rồi người nào không tin hoặc ai không làm giống vậy, thì người đó là vô thần, hay bất cứ lý do gì, tên gì mà bị gán cho họ. Rồi tiêu diệt họ – theo cách vậy đó, Trời ơi!

Họ đang trốn trong rừng. “Tất cả họ bị đưa về Delhi”, thủ đô của Ấn Ðộ, bây giờ vẫn còn, “và đem đến trước mặt vua, nhà vua lập tức ra lệnh chém đầu họ”. Trời ơi, vua ác quá! Tôi không thể tin nổi. Không thể hiểu được. Ý tôi nói, người ta đâu cần phải tin những gì mình tin. Có thể mình không liên lạc với họ; mình không tin những gì họ tin, và mình không bảo vệ họ hay là cho họ đặc quyền gì, nhưng chém đầu người nào đó chỉ vì họ tin khác với mình thì quá đáng. (Dạ.) Không thể tin nổi. Nhưng chuyện đó đã xảy ra trong lịch sử loài người.

“Trong nhóm tù nhân, có một cậu bé đạo Sikh, là cậu con trai duy nhất trong gia đình”. Quý vị biết điều đó quan trọng thế nào đối với họ – người nam nối dõi tông đường. Và cậu bé này là con trai duy nhất trong gia đình. “Mẹ của cậu bé đi theo đoàn tù nhân về Delhi...” Chắc bà ấy chưa bị bắt, tôi đoán vậy. Họ bắt tất cả mọi người và cậu bé, nhưng chưa bắt mẹ của cậu. “... (bà) giàn giụa nước mắt đến gặp vợ tể tướng, van xin bà ấy thuyết phục chồng đến năn nỉ nhà vua tha mạng cho con trai của bà”. Vậy là người mẹ này thậm chí biết vợ ông tể tướng. Vizier – chắc kiểu như là tể tướng.

“Vua mới nói: ‘Ta sẽ thả đứa bé tự do với điều kiện nó nói nó không phải là đạo Sikh’”. Dĩ nhiên ông ta sẽ có cớ, hoặc ông ta không muốn cậu ta là tín đồ đạo Sikh. “Một nhóm lính gác đặc biệt mang cậu bé tới trước mặt vua. Với giọng rất ngạo mạn, nhà vua ra yêu sách, ‘Thằng bé kia, muốn giữ mạng thì ngươi phải tuyên bố rằng ngươi không phải là đạo Sikh’. Nhưng nghe vậy, cậu bé thét lên, ‘Tôi là đạo Sikh, tôi là đạo Sikh!’ Sau đó, quay về phía người đao phủ, bằng một cử chỉ cứng rắn và cương quyết, không từ chối, cậu nói: ‘Xin ông hãy tử tế chém đầu tôi liền lập tức. Tôi không muốn mẹ tôi phải đau khổ hồi hộp về tính mạng của tôi nữa’”.

Cậu bé muốn chuyện này xong đi, để ít ra (mẹ cậu) biết là cậu chết rồi. Bà sẽ không đau khổ và lo lắng con mình sẽ chết hay không. Như vậy cũng thống khổ lắm – chờ đợi, hồi hộp không biết chuyện gì xảy ra, không biết con mình có được tha mạng hay không. Đây là điều khủng khiếp mà một người mẹ phải trải qua, nên cậu ấy mới xin người đao phủ hãy chặt đầu cậu cho xong đi. “Ðó là kiểu đức tin mà một người Sikh” – Sikh nghĩa là đệ tử – “nên có nơi Satguru của họ”. Satguru nghĩa là Chân Sư, vị Thầy khai ngộ. “Để cho dù phải đối diện vấn đề mà có thể mất mạng, cậu vẫn giữ vững đức tin và hết lòng với Minh Sư”. [Truyện] như thế đó.

Đạo Sư Nanak có nói một câu như: “Một đệ tử chân chính không sợ cũng không hy vọng. Người nào không sợ chết là đệ tử hoàn toàn hòa hợp”. Nói thì dễ, nhưng khi đụng tới chuyện sinh tử, thì nhiều khi chúng ta lại sốc vì nghĩ không biết mình có nên ra đi như vậy không. Khi (Chúa) Giê-su bị người La Mã bắt, một đệ tử của Ngài cũng đã từ chối Ngài ba lần. Không biết sao ông từ chối Ngài. Ðó là bản chất của con người thôi – bỗng nhiên đối mặt với chuyện gì đó mà sẽ tiêu diệt cái gọi là đời sống mà ông biết, dù là một đệ tử như (Thánh) Phê-rô lẽ ra phải biết rõ hơn chứ.

Có lẽ ông từ chối cũng là để ông không phải làm nhân chứng gây hại cho (Chúa) Giê-su. Có lẽ không phải ông sợ mất mạng, nhưng nếu người La Mã nghe được: “Ồ, tôi biết người này”, thì có lẽ ông sẽ phải chứng thực: “Phải, vị này là Minh Sư, vị được gọi là Minh Sư mà mấy người đang muốn bắt”. Nên ông thà nói một lời nói dối nhỏ: “Tôi không biết vị này” còn hơn là sau đó phải phủ nhận Ngài là Minh Sư hoặc khai sự thật gây nguy hiểm đến tính mạng của Sư Phụ mình. Thành ra, tôi không nghĩ rằng (Thánh) Phê-rô thật sự sợ cho mạng sống của mình. Tôi nghĩ ông lo cho tính mạng của Sư Phụ ông. Và trong hoàn cảnh này, thà ông nói dối một chút, lời nói dối vô hại, để cứu Ngài thay vì phải nói sự thật làm hại Sư Phụ ông. Chắc là vậy đó. Quý vị có nghĩ vậy không? (Dạ có.) Tôi không nghĩ một đệ tử ở đẳng cấp như Thánh Phê-rô lại sợ mất mạng. Quý vị có nghĩ thế không? (Dạ không.)

Thôi bây giờ đủ rồi. Muốn hỏi gì về truyện này không? Không hả? (Dạ không.) Thôi được rồi, tốt. Thế thì quý vị thiền. Nhiều kẹo bánh (thuần chay) ở đây, lát nữa quý vị muốn lấy thì lấy. Tôi đã nhìn [gia trì] rồi. Thiền nha. Tôi sẽ xuống dưới lầu thiền với mấy người dưới đó. Vì quý vị đã được nhìn tôi rồi, tôi sẽ đi để họ được nhìn.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/4)
1
2023-10-04
5157 Lượt Xem
2
2023-10-05
3756 Lượt Xem
3
2023-10-06
3572 Lượt Xem
4
2023-10-07
3313 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android