Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chúng Ta Phải Luôn Biết Ơn Những Gì Mình Có, Phần 11/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Minh Sư Nasruddin này, Ngài rất “tinh nghịch”. Ngài nói giỡn thế này: Một lần nọ, Ngài Nasruddin đi vào vườn nhà người láng giềng, hái một quả dưa và bỏ vào bị của Ngài. Rồi người láng giềng bước ra, hỏi: “Sao dưa của tôi ở trong bị của Ngài?” Và Minh Sư Nasruddin nói: “Tôi cũng đang hỏi cùng câu hỏi đó”.

Quý vị biết không? Để tôi nghỉ ngơi vì chúng ta không thể nói. Bon appétit (Chúc ngon miệng)! (Chúc ngon miệng!) Được không, quý vị? (Dạ.) Không cần cái này, Trời ơi! Không biết tôi ăn thế nào sao? Này, ngừng đi. Anh ấy nhìn đồ ăn của tôi, rồi quên hết mọi thứ. Đi ăn đi. Không làm việc nữa. Ngừng đi. Không biết đùa hả? Thôi được. Này, biết không, những lúc vui vẻ, chúng ta muốn thu hình lại. Sau này, chúng ta xem lại, và rồi nói: “Chà, khoảng thời gian hạnh phúc làm sao!” Chứ [nếu] không có máy quay phim thì mất tiêu luôn. Chúng ta không bao giờ thấy nữa. Và hiếm khi Sư Phụ ăn nhiều ớt như thế. Chúng ta phải thu hình lại. Giờ tôi thực sự không nói được nữa!

Minh Sư Nasruddin, Ngài đi đến Ấn Độ. Ồ, Ngài cũng nói như thế; Ngài luôn giễu cợt chính mình. Ngài luôn nói giỡn về Ngài để mọi người, đệ tử [sẽ] cười. Ngài “tinh nghịch” lắm. Đôi khi nói giỡn thật tệ về chính Ngài. Có lần, Ngài đến Ấn Độ – có lẽ nơi đó. Ngài nói giỡn như Ngài tới Ấn Độ. Và, dĩ nhiên, ở Ấn Độ họ bán xoài, táo, mơ, đào, đủ các thứ. Nhưng mắc lắm, như hai rupi cho một quả xoài. Không hẳn là mắc, nhưng với Ngài, Ngài là một Minh Sư nghèo. Không giống như tôi, tôi “giàu có” và… có máy quay khắp nơi.

Rồi Ngài thấy cái giỏ lớn đựng một loại trái màu đỏ; trông đỏ thắm và rất ngon. Ngài hỏi giá bao nhiêu một trái. Họ nói: “Ồ, 2 rupi 1 kí-lô”. Xoài thì giá 2 rupi một quả, nhưng cái này, mình [có thể] mua 1 kí-lô chỉ tốn có 2 rupi. Thế là Ngài mua hết cả giỏ. Sau đó Ngài bắt đầu ăn, rồi mọi người nói: “Đừng, đừng, đừng! Ngài không thể ăn cái này, nó cay lắm. Ngài sẽ chết mất”. Nhưng Ngài vẫn cứ ăn, rồi Ngài khóc. Người ta nói: “Ôi Trời! Ngài không thấy cay sao?” Ngài nói: “Có, có chứ, cay ác liệt, không thể chịu nổi. Không thấy tôi đang khóc đây à. Thậm chí không thể nói được”. Họ nói: “Vậy thì Ngài ngừng lại, đừng ăn nữa! Sao Ngài cứ ăn mãi vậy?” Ngài nói: “Bởi vì ta trả tiền rồi”. Không ăn thì tiếc lắm. Nói giỡn mà. Biết không, Ngài không muốn phí tiền. Lý do là vậy. (Dạ.)

Anh chàng thu âm vừa ăn vừa làm được không? Anh cũng có thể làm cùng lúc? Vừa ăn vừa quay. Không, không thể? Không có tài. Mỗi lần một việc thôi. (Dạ.) Có thể ăn, ờ! Mỗi khi tài xế của tôi lái xe, đôi khi họ buồn ngủ. Tôi lo họ sẽ ngủ gật. Nên tôi luôn mở cái gì đó: “Anh muốn ăn không? Đi ăn không?” Khi anh ấy nói muốn, [tôi mới nói:] “Không, lát nữa. Lái xe trước đã!” Rồi, khi anh ấy hơi mệt một chút, tôi nói: “Thật sự bây giờ anh có thể ăn. Anh muốn không? Muốn ăn không?” Anh ta nói: “Dạ muốn, thưa Sư Phụ”. Tôi nói: “Không. Không. Lát nữa”. Thế là anh ta trở nên tỉnh táo. Sư Phụ tệ quá. Tôi cũng thấy ngượng quá, nhưng phải cứu mạng anh ta và mạng của tôi và mạng của mấy (người-thân-)chó.

(Thưa Sư Phụ, Ngài biết lần sau Ngài phải làm sao không? Cho anh ấy một trái ớt cay. Nó sẽ làm anh ấy tỉnh liền.) À, vậy hả? Cô thử chưa? (Con thử rồi ạ. Chỉ vài giây là mình tỉnh liền, tốt hơn nhiều so với cà phê.) À, vậy hả? (Dạ.) Được rồi. (Nó thật sự có hiệu quả.) Nếu tài xế của tôi “giết” tôi, tôi sẽ nói là do cô đó. Cô tên gì? Nhà ở đâu? Số thẻ Tâm Ấn là gì? Cô có thể chạy, nhưng không thể trốn! Ai muốn làm tài xế của tôi kế tiếp? Ai muốn làm tài xế kế tiếp của tôi? Giơ tay lên. Giờ tôi biết mẹo rồi. Ồ, thế hả? Ăn cái này trước. Nếu quý vị ăn được, thì có lẽ. (Con ăn được ạ. Con thích ớt.) (Con thích ớt như vầy.) Nhưng không phải ớt này. (Quá cay ạ?) Cái này làm mình tỉnh thật sao? Không cay lắm. Ngay cả bạn chó của tôi cũng ăn được. Nhìn đáng sợ vậy thôi, chứ chẳng [cay] gì cả. (Sư Phụ muốn [ớt] nữa không?) Nữa hả? Bỏ nó trong túi nhựa để dành cho tài xế của tôi.

Ớt này cay hơn. Hình như vậy. Chao ơi! Có ai muốn thử không? Tài xế-tương lai? Chồng-tương lai? Lại đây. Để thử tình thương của quý vị. Khi còn trẻ, tôi “xấc” hơn, “tinh nghịch” hơn. (Có cay lắm không ạ?) Không. Aaaa! Không. Không cay gì hết. Một là lưỡi của tôi chai rồi, hai là nó thực sự không cay. Có ai muốn thử và cho tôi biết ăn được không? Không [ai]. (Dạ không.) Không cay đâu. Thử đi. (Dạ, con sẽ thử, thưa Sư Phụ.) Thử đi, ăn đi. Aaaa! Người Ấn Độ, họ không sợ. (Cay quá.) Đâu có cay. (Cay quá.) Không cay mà. Thế thì quý vị không thể làm tài xế được rồi. Đối với tôi, thì nước cam. Nếu tôi uống nước cam và pha với ít sữa đậu nành, như sữa sinh tố (thuần chay), thì cả đêm tôi không ngủ được. (Ồ, chao ơi!) Ừ, thiền rất tốt. Ôi, cay quá, chao ơi! Ăn xong nó mới cay.

(Chúng ta có súp ở đây.) Hả? (Chúng ta có súp ở đây ạ.) Súp gì vậy? Không, cay tốt mà. Có ai muốn một ít không? (Nó rất cay.) Nếu quý vị muốn một ít. Ý nói, quý vị lấy cơm và ăn với ớt hoặc ăn ớt với thức ăn nào đó. Quý vị thay phiên. Từng người một, để người kia được ăn. Đây. Tôi muốn thêm nữa. (Nhưng cay quá.) Cẩn thận! (Xin lỗi, xin lỗi.) Cay quá hả? Đâu có cay. (Nóng quá.) Tuyệt vời. Đời vốn cay đắng mà. Và nhìn coi, họ cho tôi quá trời! Và cái này. (Ồ!) Tôi bảo rồi. Nếu tôi ăn một miếng bánh (thuần chay) và nói: “Ồ, không tệ lắm”, thì ngày hôm sau tôi sẽ có 10 hộp. Biết không, mỗi hộp khoảng 5 kí-lô. Nên, tôi vừa nói: “Ồ, tôi thích ớt” và nhìn coi tôi có bao nhiêu ớt. Tôi nghĩ ớt vẫn còn tới nữa. Thôi kệ. Không sao. Thực sự không đến nỗi nào; tôi từng ăn cay hơn thế nữa.

Minh Sư Nasruddin này, Ngài rất “tinh nghịch”. Ngài nói giỡn thế này: Một lần nọ, Ngài Nasruddin đi vào vườn nhà người láng giềng, hái một quả dưa và bỏ vào bị của Ngài. Rồi người láng giềng bước ra, hỏi: “Sao dưa của tôi ở trong bị của Ngài?” Cảm ơn cưng. Đi ăn ở đó đi. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Và Minh Sư Nasruddin nói: “Tôi cũng đang hỏi cùng câu hỏi đó”. Ngài thật dễ thương. Tôi thích những truyện của Ngài. Cho dù tôi đọc hết lần này sang lần khác, tôi vẫn cười. Món này rất ngon miệng. Quý vị vẫn muốn ăn với tôi chứ? (Dạ muốn.) Cảm ơn cưng. Tôi nghĩ quý vị biết hết mấy truyện này rồi, nhưng lúc nào cũng buồn cười.

Có lần, người láng giềng đến và muốn mượn (người-thân)-lừa của Ngài. Ngài rất nổi tiếng. Ngài có một (người-thân)-lừa; đi đâu Ngài cũng cưỡi cô lừa. Được rồi. Máy quay cũng có thể thu tiếp. Rồi Ngài bảo người láng giềng: “Không, (người-thân-)lừa không có ở đây. Anh không mượn được vì (người-thân-)lừa không có ở đây”. Và rồi, khi Ngài vừa nói thế (người-thân-)lừa mới kêu lên: “Hee-haw, hee-haw”, ở sân sau. Người láng giềng nói: “Nhưng tôi nghe (người-thân-)lừa đang kêu “hee-haw” phía sau nhà Ngài mà. Vậy Ngài nói dối tôi sao? [Nếu] Ngài không muốn cho tôi mượn (người-thân-)lừa, thì chỉ cần nói như vậy. Tại sao Ngài lại nói dối tôi?” Thế là, Mullah Nasruddin hỏi anh ta: “Bây giờ anh tin (người-thân-)lừa, chứ không tin… tôi hả?!” Tôi để dành cái này cho quý vị. Và tất cả những quả ớt này.

Được rồi. Ngừng một chút, hai giây. Thật đó, bây giờ tôi sẽ để quý vị ăn, cả hai quý vị. (Dạ không sao. Chúng con ăn rồi.) (Con ăn rồi.) Ăn rồi hả? Nói giỡn hả? (Dạ.) (Dạ không, không.) Còn anh? Chưa hả? Tới ăn đi. (Dạ, con ăn rồi.) Anh ăn rồi? Ăn thêm, ăn nữa. Máy quay, nó rất nặng. Đi ăn đi. (Dạ được rồi ạ.) Rồi, ít ra quý vị chia nhau món này. (Dạ vâng.) Có chất đạm. (Chị muốn ăn nữa không?) (Dạ nước tương rất ngon.) (Dạ, cái kia cay lắm.) Nước tương? (Dạ, rất cay.) Để nó đó [nhỡ ra] có ai muốn ăn. Quý vị không cần phải ăn cơm… Quý vị không cần phải ăn cơm với ớt chỉ vì Sư Phụ quý vị ăn như thế! Thứ này khiến tôi ngon miệng, bởi vì tôi không thích ăn cho lắm. Nhưng ăn cũng vui chứ hả? (Dạ. Chúng con thích.)

(Chị giúp tôi lấy một ít thứ đó được không?) (Cái này hả?) Nếu quý vị muốn ớt… (Cái này hả?) (Không, không, cái kia.) (Cái này?) (Để uống.) (À.) Thức uống. (Ồ, xin lỗi.) (Xin lỗi, xin lỗi.) Có cái nhỏ, cô muốn không? Ồ, cô muốn cái đó hả? Được. Có thêm nước sốt ở đây. Có thêm nước sốt ở đây, nếu quý vị muốn. Nếu ai muốn khóc thì tới đây. Bảo anh ấy ăn thêm đi. Anh to con mà, ăn thêm đi. Ăn cho vui. Ăn gì mà anh nghĩ ăn được. Cố lên, cố lên. (Cố lên, cố lên.) Đạp ga. Đạp ga. (Cơm?) (Đến rồi.) (Cơm đây.) Cơm, cơm. Và đây, đây là… (Ớt.) (Cảm ơn chị.) Cẩn thận, đừng làm cậu ấy bỏng. Để cậu ấy lấy cơm trước. Đừng làm cậu ấy bỏng bởi súp. Ừ, đó là một cậu bé! Ừ, ăn đi! (Nó nghĩa là chiến binh trong tiếng Séc. À, đúng vậy.) Thử coi, hả? Cho vui. Rất nhiều người ăn, thì cứ ăn."

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (11/12)
1
2023-12-12
5478 Lượt Xem
2
2023-12-13
4163 Lượt Xem
3
2023-12-14
3946 Lượt Xem
4
2023-12-15
4193 Lượt Xem
5
2023-12-16
4190 Lượt Xem
6
2023-12-17
3617 Lượt Xem
7
2023-12-18
3666 Lượt Xem
8
2023-12-19
3629 Lượt Xem
9
2023-12-20
3360 Lượt Xem
10
2023-12-21
3166 Lượt Xem
11
2023-12-22
3199 Lượt Xem
12
2023-12-23
2967 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-20
654 Lượt Xem
39:31

Tin Đáng Chú Ý

139 Lượt Xem
2025-01-20
139 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android