Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Luân Hồi: Những Bài Học Nhân Quả Do Tàn Ác, Phần 1/2

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Những câu chuyện về luân hồi xuyên suốt lịch sử luôn là chủ đề hấp dẫn và là bằng chứng thuyết phục cho luật nhân quả, thường được các vị Minh Sư nhấn mạnh trong giáo lý của các Ngài. Trong số những câu chuyện này, câu chuyện của Hòa Thượng Tịnh Không (trường chay), được chia sẻ vào những năm 1980 ở Trung Quốc, nổi bật như một trong những ví dụ rõ ràng nhất. Thông qua thiền định sâu, ông đã trải nghiệm hành trình luân hồi của chính mình kéo dài suốt 600 năm.

Sư Tịnh Không xuất thân từ gia đình phong kiến họ Lý. Tháng 3 năm 1989, sau khi có sự đồng ý của vợ con, ông đã xuất gia quy y cửa Phật. Chính ông cũng không biết tại sao mình nhất định phải nhập gia, như thể đó là một duyên phận chưa hoàn toàn kết thúc từ kiếp trước. Vào tối ngày 25 tháng 8 năm 1992, câu trả lời cho lý do vì sao Sư Tịnh Không phải từ bỏ thế gian và theo con đường xuất gia bắt đầu được hé mở. Sau khi đảnh lễ Phật, Sư Tịnh Không đã nhập định. Thể nghiệm bên trong của ông mở ra, cho phép ông thấy được những kiếp sống khác nhau mà ông đã trải qua trong tiền kiếp.

Kiếp đầu tiên của ông là một vị tu sĩ mới 20 tuổi, được thọ giới ba đại giới và tu hành suốt hơn 20 năm. Trong quá trình học Phật và tu hành, ông đã làm nhiều việc tốt, tạo nhiều công đức. Nhưng chỉ có thân thể của ông là nhập gia, còn tâm hồn vẫn mê muội với thế tục, mong muốn phước lành của nhân thế. Bởi vì không có một trái tim kiên định nên cuối cùng, ông không chỉ không thoát khỏi Lục Đạo Luân Hồi mà còn rơi vào ba cửa địa ngục chịu khổ.

Trong buổi thiền đó, Sư Tịnh Không cũng đã nhìn thấu về kiếp sống thứ hai của mình, ở đó ông vẫn tiếp tục hưởng những công đức của kiếp sống tu hành đầu tiên. Ông được tái sinh vào một gia đình quý tộc giàu có, trở thành một công tử quyền quý. Hằng ngày, ông chỉ thưởng thức cuộc sống vui vẻ, hưởng lạc. Chỉ riêng các cung nữ phục vụ đã có tới 8 người. Chưa dừng lại ở đó, ông còn là một người cực kỳ tham lam danh lợi, làm nhiều việc xấu.

Trong kiếp sống thứ ba, ông được tái sinh vào một gia đình quyền lực và giàu có, trở thành một vị tướng hùng mạnh, dưới một người, trên vạn người. Tuy nhiên, bị mờ mắt bởi khát vọng quyền lực, ông đã phạm phải những hành động tàn bạo và vô nhân đạo, khiến toàn bộ công đức được tích lũy của ông hoàn toàn bị xóa sạch. Lúc này, ông có đến 24 cung nữ phục vụ nhưng cũng sống một cuộc sống đầy thị phi. Không chỉ có vinh hoa phú quý bất tận mà cả sơn hào hải vị cũng không thiếu thứ gì. Ông từ một tướng quân đức cao vọng trọng, trở nên thiếu kiểm soát. Cuối cùng, vì ham muốn vui chơi mà gây ra nhiều hệ lụy xấu xa khi hạ lệnh trừng phạt nhiều người chỉ để thỏa mãn sở thích cá nhân, thậm chí là lấy đầu của những người vô tội chỉ để ném xuống sông.

Do nghiệp chướng nặng nề tích lũy từ hai kiếp trước của Sư Tịnh Không, khi chết, ông bị đày xuống ba cửa địa ngục và liên tục đầu thai thành nhiều người-thân-động vật khác nhau. Những hình phạt khắc nghiệt này là cái giá mà ông phải trả cho những tội ác mà ông đã gây ra trong những kiếp trước. Trong số những kiếp đầu thai này, có ba lần ông đã đầu thai thành một con cóc. Vì lúc làm tướng quân, ông đã lấy đầu của nhiều người nên đã trở thành một con cóc không có cổ. Ngoài ra còn phải trải qua nhiều hình phạt đáng sợ như bị đánh đập, bắt sống, chặt đầu, lột da để trả nợ của kiếp trước.

Ngoài ra, do thói quen ăn uống vô độ, ông phải chịu đựng thêm sự dày vò, bốn lần tái sinh thành người-thân-gà rừng, buộc phải tự lo liệu trong những hoàn cảnh khó khăn và trở thành con mồi cho những sinh vật khác. Mặc dù đã chịu đựng vô vàn khổ đau trong bảy kiếp làm động vật, ông vẫn chưa trả hết nghiệp quả của mình, dẫn đến thêm ba lần chuyển kiếp thành người-thân-lợn để gánh chịu hậu quả của những việc làm sai trái trong quá khứ. Do sở thích ăn uống, nhưng lười nấu nướng chỉ biết nằm đợi thức ăn dâng đến miệng. Không chỉ phải ăn thức ăn thừa, đồ ôi thiu, mà ở kiếp lợn, ông còn phải chịu đựng đau khổ từ việc bị đánh đập và mổ xẻ để trả nợ cho những ác nghiệp mà mình đã gây ra trong hai kiếp trước vì tham ăn.

Chúng ta có thể thấy rằng, nhờ vào phước lành từ những nỗ lực tu hành trong kiếp đầu tiên, ông vẫn nhận được phước báu và hưởng những điều tốt đẹp trong hai kiếp tiếp theo, mặc dù lúc đó ông không hoàn toàn thành tâm. Tuy nhiên, chính những phước báu này đã dẫn ông đến sự buông thả và sa đọa, tạo ra vô vàn ác nghiệp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, buộc ông phải đọa vào cõi súc sinh trong mười kiếp tiếp theo.

Sau khi trải qua mười ba kiếp luân hồi trong hơn 600 năm, Sư Tịnh Không đã đạt được một sự hiểu biết sâu sắc về luật nhân quả. Ông cảm thấy may mắn khi những hạt giống thiện lành trong tâm hồn mình lại một lần nữa bắt đầu nảy mầm trong kiếp sống hiện tại. Sự thức tỉnh này đã đưa ông trở lại con đường tu hành, từ bỏ thế gian theo lời dạy của Đức Phật, và thành tâm tìm kiếm sự giải thoát.

Đạo Phật có câu: “Bất khả dĩ thiểu thiện, căn phước đức nhân duyên, đắc sanh Bỉ Quốc”. Nghĩa là, không thể dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về Cõi Cực Lạc. Việc một người sau khi qua đời muốn tái kiếp làm người một lần nữa đã là điều vô cùng khó khăn. Người ta sẽ phải đối mặt vô vàn thử thách chỉ để được tái sinh làm người, vậy tại sao không chọn con đường thành tâm tu hành và hết lòng theo đuổi sự giải thoát? Câu chuyện về Sư Tịnh Không giúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm về ý nghĩa của đời người. Với sự tồn tại quý giá này, mong chúng ta sẽ tinh tấn tu hành để tìm kiếm sự giải thoát trở về với Bản Lai Diện Mục của mình.

Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư (thuần chay) thường nhấn mạnh tầm quan trọng của luật nhân quả. Hãy cùng lắng nghe những hiểu biết về chủ đề này trong một bài giảng sâu sắc của Ngài Ngài đã thuyết giảng vào tháng 5, 1999 tại Athens, Hy Lạp.

Trước đó, Ngài nói về luân hồi, và linh hồn có thể chọn luân hồi hay không. Họ tự do chọn lựa. Vậy thì luật nhân quả là gì? Và những bài học mà chúng ta phải học trong mỗi lần đầu thai là gì?

Thật ra, chúng ta không phải học bất cứ gì ở đây. Chúng ta chỉ cần nhớ lại những gì mình đã biết. Và nói về luật nhân quả (quả báo), thì bất cứ điều gì chúng ta làm trên thế giới này đều sẽ có ảnh hưởng và trở lại với chúng ta. Và một số [nghiệp] đi theo chúng ta mãi tới sau kiếp sống vật chất này. Dĩ nhiên, nếu chúng ta không khai ngộ, nghiệp sẽ theo chúng ta khắp nơi. Bởi vì luật nhân quả là gieo nhân nào thì sẽ gặt quả nấy. Nhưng có khi nghiệp quả chưa kịp đến mà chúng ta đã qua đời rồi, cho nên nghiệp vẫn còn đó, và dĩ nhiên là chúng ta phải lo liệu cho nghiệp quả đó. Vào lúc lâm chung, linh hồn có thể chọn để đầu thai bất cứ nơi nào linh hồn muốn, và điều đó luôn luôn đúng. Nhưng bởi vì linh hồn biết hết tất cả và hoàn toàn công bằng, cho nên nếu linh hồn biết rằng trong kiếp sống, nó đã làm điều gì gây bất lợi cho việc đạt đến trạng thái cao hơn, một cảnh giới cao hơn, thì nó sẽ tự chọn, linh hồn sẽ tự chọn để đầu thai ở nơi nào có hoàn cảnh thích hợp để giải quyết món nợ này hoặc trách nhiệm này. Bởi vậy tôi mới nói chỉ những người khai ngộ mới có chọn lựa cao hơn, hoặc thấp hơn, vì họ thật sự có thể lựa chọn.
Xem thêm
Tất cả các phần  (1/2)
1
2024-11-29
986 Lượt Xem
2
2024-12-06
551 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android