Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Người Essenes Đạo Hạnh, Phần 6/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Nếu quý vị giữ giới luật và thật sự hạ ngã chấp của mình xuống, và cố gắng khiêm nhường, thì Minh Sư không bao giờ phải khổ sở quá nhiều. Khiêm nhường rất là quan trọng. Khiêm nhường nghĩa là không có ngã chấp. Ngã chấp nghĩa là thiếu sự khiêm nhường. Khiêm nhường rất là quan trọng. Thiếu khiêm nhường, sẽ gây ra rất nhiều rắc rối và đau đầu cho tất cả mọi người, kể cả Sư Phụ. Dù muốn làm điều tốt đi nữa, cũng chỉ làm với ngã chấp mà thôi. Chỉ theo cách mình nghĩ thôi! Không để ý đến mọi người khác. Không chịu cân nhắc. Không phải vì quý vị muốn như vậy, mà chỉ là, quý vị sống cách đó.

Cho nên: “Họ quan tâm và kiên trì nghiên cứu những bài viết cổ xưa”. Họ nghiên cứu kinh điển, và tất cả giáo lý thiêng liêng này. Chúng ta cũng nghiên cứu. Bây giờ chúng ta cũng làm vậy để chứng minh. “Họ đặc biệt thích như vậy, rằng họ có ý định giữ cho cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh, cũng như làm cao thượng và thánh hóa linh hồn. Họ có sự hiểu biết thâm sâu về thuật chữa bệnh và miệt mài nghiên cứu đề tài này. Họ nghiên cứu và làm quen với những loại dược thảo và điều chế thành thuốc cho con người và dã thú”. Người-thân-động vật. Thật ra là người-thân-động vật. Có lẽ ở đây họ giải thích khác. Chắc dòng tu đó không gọi là dã thú đâu. Dòng tu chúng ta, đâu có gọi ai là dã thú, phải không? Mình gọi họ là người-thân-động vật, anh chị em, bằng hữu. Cho nên đây chỉ là lối thông dịch khác. Hoặc có lẽ vào thời đó, họ dùng chữ đó.

“Họ cũng biết công dụng và giá trị của khoáng chất trong y học, và làm nhiều điều tốt bằng cách dùng những thứ này để chữa trị cho người bệnh. Những ai muốn vào nhóm huynh đệ này không phải là được nhận liền”. Dĩ nhiên là không. Phải ăn thuần chay ba tháng. “Trước khi được nhận vào nhóm huynh đệ này họ phải trải qua nguyên một năm thử thách ở bên ngoài giống vậy”. Một năm? Còn tôi cho quý vị liền ngay sau khi giảng pháp? Chao ôi, rẻ quá. Thôi kể từ nay, một năm. Đối với quý vị! “Họ phải sống theo luật lệ nào đó. Trong thời gian này, họ phải chứng tỏ mình xứng đáng qua đời sống hoàn toàn đạo đức, phẩm hạnh và chừng mực. Họ được cung cấp một cái xẻng, một tạp dề và bộ đồ trắng. Bây giờ là lúc họ phải chịu những thử thách mới. Qua được những thử thách này rồi, họ được rưới nước hoặc được rửa tội, như một dấu hiệu của sự thuần khiết tâm linh và thoát khỏi những thứ vật chất”. Chúng ta có thể làm vậy với nước hoặc không với nước cũng được. Chỉ là nghi lễ thôi. Tốt, không hại gì. Mình có nhiều mưa mà, rất tiện. Làm ở thành phố nhiều mưa cũng tiện. Nhưng ở những thành phố bên châu Phi, có lẽ mình phải dùng cát mà rảy, vì họ không có nhiều nước. Chỉ tượng trưng thôi. Ngày nay người ta vẫn dùng cách đó để rửa tội trong các nghi lễ nào đó, trong vài tông phái nào đó. Chỉ là chúng ta không làm.

“Qua được những thử thách này rồi và chứng tỏ sự trong sạch của họ và tiếp tục chịu thêm thử thách về sức mạnh tính cách và những phẩm chất khác, và được coi là xứng đáng, thì cuối cùng họ được nhận vào làm hội viên thật sự của nhóm huynh đệ”. Tội quá! Sau một năm thử thách khổ não, và chịu đủ mọi bài khảo. Trời ơi! Bây giờ trong nhà này có cái xẻng hay cái gì để đào xới cho việc canh nông không? Quý vị có thể trồng thêm vài thứ rau trong khu vườn nhỏ của mình đó. “Nhưng trước khi họ đụng vào đồ ăn trước sự hiện diện của nhóm huynh đệ, họ nguyện một cách trang nghiêm là: Trên hết tôn kính Thượng Đế. Họ phải có tấm lòng chân thật và thuần khiết thể hiện công lý và thành thật đối với mọi người. Họ không được làm hại hoặc tổn thương bất kỳ ai vì bốc đồng hoặc do ảnh hưởng từ người khác”. Hiểu không? Dù bằng cách nào.

“Suốt đời, họ tránh xa sự bất công, hơn nữa, họ nguyện luôn tuân theo những người cầm quyền ở trần gian, vì không ai có quyền [cai trị] nếu đó không phải là Thiên ý”. Quý vị hiểu không? Cho dù nghĩ cái luật đó không tốt quý vị vẫn phải tuân theo. Bởi vì đó có thể là Thiên Ý. Không ai có thể làm được một mình. Đó hẳn là nghiệp của một số quốc gia nào đó mà người dân họ phải chịu chế độ độc tài hoặc sự cai trị nghiêm ngặt như vậy. Thành ra chúng ta không bao giờ muốn chỉ trích ai.

Mà chỉ cầu nguyện cho hòa bình, và làm một tấm gương tử tế, và hy vọng người khác cũng làm giống vậy vì lợi ích của mọi người. Nếu họ không theo, không sao, chịu thôi. Chúng ta không phê phán gì cả. Nhưng như chúng ta đã biết, “gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Cho nên, nếu mình nắm quyền thì phải dùng quyền lực từ bi và nhân ái thôi. Hiểu không? Ờ. Rồi, nếu người khác không làm, thì mình biết đó có thể là Thiên Ý. Nên phải tuân theo thôi. Nhưng nếu mình nắm quyền thì luôn luôn thà sai lầm mà vì lòng từ bi. Cho nên lúc nào cũng phải tử tế và tốt. Thế thôi! Dù người khác làm gì đi nữa. Cho nên đây có nghĩa là nếu quý vị sống ở quốc gia nào, dưới sự cai trị gì, cũng phải tuân theo như vậy. Chứ không phải là người tu hành, mình muốn làm gì thì làm. Không phải vậy. Giáo lý Khổng Tử cũng nói tương tự như vậy. Nói phải trung quân ái quốc.

“Nếu họ trở thành người cai trị”, nếu người tu theo dòng Essenes trở thành một nhà cai trị, “thì họ nguyện không lạm dụng quyền hành”. Ờ, tôi có nói rồi; [quyền hành] trong tay mình thì mình luôn luôn vận dụng quyền hành từ bi và tử tế. Thà làm đau mình, chứ không làm đau kẻ khác. Người ngoài ha. Còn ở đây, tôi đánh quý vị bất cứ lúc nào! Đánh ngã chấp của quý vị! Có đánh không? Không hả? Chắc cũng nên đánh hả? Tới đây. Tôi đánh quý vị bằng thỏi kẹo sô-cô-la (thuần chay). Rất hiếm khi Minh Sư làm như vậy. Rất hiếm khi Minh Sư phải dùng biện pháp khiển trách bằng roi vọt. Rất hiếm. Bởi vì điều đó làm đau Minh Sư còn hơn là làm đau đệ tử. Nghiệp chuyển sang khiến Minh Sư còn đau đớn hơn. Nhưng nếu phải làm, Minh Sư sẽ làm. Nhưng rất hiếm, rất hiếm. Hầu hết, lời dạy dỗ bằng miệng nên được áp dụng cho quý vị, cho các đệ tử, thế cũng là đủ lắm rồi.

Nếu quý vị giữ giới luật và thật sự hạ ngã chấp của mình xuống, và cố gắng khiêm nhường, thì Minh Sư không bao giờ phải khổ sở quá nhiều. Khiêm nhường rất là quan trọng. Khiêm nhường nghĩa là không có ngã chấp. Ngã chấp nghĩa là thiếu sự khiêm nhường. Khiêm nhường rất là quan trọng. Thiếu khiêm nhường, sẽ gây ra rất nhiều rắc rối và đau đầu cho tất cả mọi người, kể cả Sư Phụ. Dù muốn làm điều tốt đi nữa, cũng chỉ làm với ngã chấp mà thôi. Chỉ theo cách mình nghĩ thôi! Không để ý đến mọi người khác. Không chịu cân nhắc. Không phải vì quý vị muốn như vậy, mà chỉ là, quý vị sống cách đó. Cái ngã chấp dẫn dắt quý vị vào loại đời sống thiếu suy nghĩ như thế đó. Và rồi rất khó cho quý vị hiểu cảm giác hoặc sự tiện lợi của người khác. Cho nên ngã chấp là kẻ thù tệ hại nhất của quý vị. Còn tệ hại hơn cả việc ăn thịt! Hiểu không? Nếu người ta đã giết [động vật] rồi quý vị ăn vào, thì quý vị bị nghiệp chướng nào đó và tâm quý vị không từ bi cho lắm. Nhưng với ngã chấp, quý vị bỏ luôn cả lòng từ bi, vì không còn biết từ bi là gì nữa. Quý vị mù quáng, không còn thấy ai xung quanh, cảm giác của họ, tình cảm, nhu cầu của họ. Quý vị mù!

Nếu có ngã chấp, quý vị chỉ nghĩ đến mình, muốn làm như thế này, muốn làm như thế kia. Và làm theo cách của mình, không thèm nghĩ tới cách nào khác. Không nghĩ đến ai. Ngã chấp là cái đứng giữa mình và chân trí huệ của Thượng Đế. Cho nên người nào có cái ngã lớn, thì đừng nghĩ mình thông minh gì hết! Mà chỉ là một người-thân-két lặp đi lặp lại. Học từ bất cứ gì mà quý vị biết, nhưng không thật sự thông minh. Một người thật sự có trí huệ là người không có ngã chấp. Thì trí huệ của quý vị tỏa sáng, làm việc gì cũng đúng! Như thế đó! Cho nên đừng sợ hiểm nguy hay bất cứ rắc rối nào, mà hãy sợ ngã chấp của chính mình.

Ngã chấp là gì? Chúng ta có ngã chấp từ đâu? [Từ] những ấn tượng tiền kiếp và sự tích lũy của thói quen, hoặc giao thiệp, bối cảnh. Nếu quý vị quen học gì đó, và giỏi điều đó, rồi học điều khác, cũng giỏi về điều khác, người nào cũng khen quý vị, thì dần dần, quý vị quá quen được người ta khen mình. Rồi ngã chấp mình tăng lên, rồi tưởng cái gì mình làm cũng giỏi, vì từ trước tới giờ quý vị quen đứng đầu rồi. Thế là không còn nghĩ đến ai nữa. Nó thành thói quen, và điều này rất có hại cho chúng ta. Hãy cố gắng loại bỏ nó đi.

Chỉ khi nào loại trừ ngã chấp, thì trí huệ của mình mới thực sự hiển lộ. Thành ra thời xưa, người ta mới nói: “Đại trí nhược ngu - người biết trông như người không biết, người ngu dốt”. Bởi vì họ không khoa trương sự tài giỏi ở đời, về kiến thức thế gian. Họ thậm chí không muốn khoe! Dù biết, họ cũng không khoe. Đối với họ, điều đó không quan trọng nữa. Điều quan trọng là trí huệ thật sự của Thiên Đàng, sự hiểu biết nguyên thủy thật sự mà chúng ta từ bỏ vì muốn học kỹ năng hoặc gì đó ở thế gian này, hoặc giáo điều, hoặc chính sách hoặc tài nghệ đặc biệt nào đó, chỉ để đứng đầu xã hội – mà từ bỏ Đại Ngã của mình, từ bỏ chân trí huệ, mà chúng ta luôn luôn có để trở thành một vĩ nhân. Cho nên, có được kiến thức của thế gian này không phải là điều ưu tiên, thật vậy. Dĩ nhiên mình học những gì cần học để sinh tồn. Nhưng nếu từ bỏ chân trí huệ của mình vì những kỹ năng trần gian, thì thật rất đáng thương. Nó chỉ làm tăng tánh ngã mạn, và sẽ ngăn cách mình xa hơn khỏi chân trí huệ của mình – [đó là] Đấng vô sở bất tri, Đấng vô sở bất tại, Đấng không bao giờ sai.

Được rồi, chúng ta tiếp tục với dòng Essenes. “Các hội viên của dòng Essenes sẽ tránh xa sự bất công suốt đời họ”. Mọi chuyện họ hành động, đều với công bình, với công lý. Họ không bao giờ thiên vị đối với ai. “Luôn dũng cảm theo đuổi chân lý và công lý”. Đó là sứ mệnh của đời họ, mục đích của đời họ. “Hơn nữa, họ nguyện luôn tuân theo những người cầm quyền ở trần gian, vì không ai có quyền nếu đó không phải là Thiên Ý. Nếu trở thành người cai trị, họ nguyện không bao giờ lạm dụng quyền hành, mà làm gương cho dân chúng bằng cách sống cuộc đời đạo đức, cần kiệm và thói quen đơn giản”. Ăn mặc đơn giản. “Họ sẽ luôn yêu quý chân lý và tránh xa sự giả dối để giữ tâm tránh những ham muốn hoặc tư tưởng không thuần khiết”. Họ nên làm vậy. “Họ không bao giờ làm tay họ hoen ố bằng sự thu lợi bất chính”. Sống lương thiện bằng thu nhập của chính mình.

“Họ nguyện không bao giờ giải nghĩa hay giải thích những gì thuộc luật lệ của dòng tu theo bất cứ tinh thần nào khác với tinh thần mà họ được dạy từ các Tổ Phụ”. Hiểu không? Họ sẽ không giải nghĩa sai. Họ sẽ không bóp méo chân lý vì lợi lộc, hoặc kiếm lợi dưới bất kỳ hình thức nào, ngoài việc truyền đạt cho người khác y như những gì họ đã nhận được. Chỉ để nhận biết Thượng Đế, và để trở nên đức hạnh và đạo đức. “Cất giấu những cuốn sách một cách trung thành và cẩn thận…” Cất giấu! “Và gìn giữ, lưu trữ sách của dòng tu”. Chà! Phải giấu. Ha! Chắc hẳn hồi đó cũng có khó khăn.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (6/12)
1
2023-04-27
6440 Lượt Xem
2
2023-04-28
4814 Lượt Xem
3
2023-04-29
4305 Lượt Xem
4
2023-04-30
4338 Lượt Xem
5
2023-05-01
4378 Lượt Xem
6
2023-05-02
4880 Lượt Xem
7
2023-05-03
4142 Lượt Xem
8
2023-05-04
3759 Lượt Xem
9
2023-05-05
3536 Lượt Xem
10
2023-05-06
3373 Lượt Xem
11
2023-05-07
3491 Lượt Xem
12
2023-05-08
4198 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android